Là một quốc gia với những nét đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam có nhiều ngày lễ lớn vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày nay. Trong đó, Tết Trung Thu không chỉ là ngày hội thiếu nhi mà còn là dịp để tri ân tình cảm gia đình, ân tình láng giềng, bằng hữu gần xa.
Theo dõi bài viết này và cùng New88 Media khám phá những thông tin hữu ích về ngày lễ truyền thống này của Việt Nam nhé!
Giải đáp Tết Trung Thu là ngày gì?
Tết Trung Thu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Trông Trăng, Tết hoa đăng, Rằm Trung Thu,… Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông cha ta, đây là thời điểm trăng cao, sáng và đẹp nhất trong năm, đồng thời ngày rằm trung thu cũng là lúc người dân đã thu hoạch xong mùa vụ và tổ chức những lễ hội ăn mừng.
Nguồn gốc xuất hiện ngày Tết Trung Thu Việt Nam
Theo tìm hiểu, Tết Trung Thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc gắn liền với 3 sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng và Chú Cuội cung trăng. Cụm từ Tết Trung Thu cũng được người Việt mượn nguyên xi tên Hán Việt của nó và sử dụng cho đến ngày nay. Khái niệm Trung Thu lần đầu tiên được đề cập đến trong sách Chu Lễ và Lễ Ký của Khổng Tử thời Chiến Quốc. Dù xuất phát từ Trung Hoa nhưng Tết trông trăng Việt Nam vẫn có nhiều điểm riêng biệt và trở thành một phần không thể thiếu của người dân hiện nay.
Ý nghĩa dân gian của ngày Tết Trung Thu Việt Nam
Theo quan niệm của ông cha ta, ngày Tết Trung Thu là sự tri ân của con người với thiên nhiên, mong cầu về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa màng bội thu trong những năm sau. Đồng thời, đây cũng là dịp tận hưởng thành quả sau chuỗi ngày lao động mệt mỏi, vất vả của người nông dân.
Đến ngày nay, Trung Thu còn mang ý nghĩa là sự đoàn viên, sum họp gia đình, là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ. Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, con cái trưởng thành dần có những khoảng cách nhất định với thế hệ cha ông thì đêm trung thu lại là dịp để mọi người kết nối gần nhau hơn. Tạm bỏ qua những hối hả, lo âu của cuộc sống, gác lại những tính toán, bươn trải, mọi người xích lại gần nhau để trò chuyện và thấu hiểu. Do đó, Trung Thu còn được biết đến với tên gọi Tết đoàn viên.
Theo phong tục Việt Nam, bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con vui đùa dịp trung thu, mua và làm lồng đèn treo nhà hoặc cho những đứa trẻ rước. Chính bởi vậy, Trung Thu cũng dần mang thêm một ý nghĩa là ngày tết thiếu nhi, khi trẻ em được nô đùa vui vẻ với các tập tục như thắp đèn, phá cỗ,…
Tết Trung Thu năm nay rơi vào ngày nào dương lịch?
Tết Trung Thu 2023 tổ chức ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức thứ Sáu ngày 29/09/2023.
Khám phá sự tích Tết Trung Thu Việt Nam
Tết Trung Thu bắt nguồn từ 3 sự tích như sau:
Sự tích Trung thu dựa trên câu chuyện vua Đường Minh Hoàng
Chuyện xưa kể lại, vua Đường Minh Hoàng trong một lần dạo chơi vườn Ngự Uyển ngày trăng rằm thì gặp đạo sĩ có phép tiên. Ông đưa nhà vua lên cung trăng chơi, tại đây, nhà vua bị choáng ngợp bởi khung cảnh hoa lệ, điệu múa và giọng hát của các nàng tiên. Khi trở lại trần gian, vua ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng vào ngày này hàng năm. Từ đó trở thành phong tục dân gian lưu truyền đến ngày nay.
Sự tích vợ chồng Hằng Nga – Hậu Nghệ
Sự tích chị Hằng Nga: Theo dân gian, vợ chồng Hậu Nghệ – Hằng Nga từng là những vị thần bất tử sống trên cung trăng, nhưng bởi lòng ghen ghét đố kỵ, người chồng bị vu oan và đày làm dân thường. Ngày nọ, 10 người con trai của Ngọc Hoàng biến thành 10 mặt trời thiêu đốt nhân gian. Không thể dạy dỗ các con, Ngọc Hoàng ra lệnh cho Hậu Nghệ hạ gục 9 người con và chỉ để lại 1 người làm mặt trời. Để trả ơn, nhà vua đã ban cho Hậu Nghệ 1 viên thuốc trường sinh bất tử và dặn 1 năm sau mới được uống. Người chồng cất thuốc vào hộp và dặn vợ không được mở ra, tuy nhiên nhân lúc chồng không có nhà, Hằng Nga mở hộp và nuốt chửng viên thuốc. Hậu Nghệ trở về nhà nhưng không kịp ngăn cản, người vợ cứ như vậy bay lên cung trăng và dù thương nhớ chồng vẫn không thể nào trở lại trần gian. Ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành ngày đoàn tụ của hai vợ chồng.
Sự tích chú Cuội cung trăng
Truyền thuyết kể lại rằng, Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp nhà trời, thường xuống dân gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép. Một ngày nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm, ai chiến thắng sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga xuống trần gian đã gặp được Cuội – một anh chàng chuyên nói dóc, lừa người. Chàng ta nói nàng cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên sẽ ra được món bánh độc lạ trẻ em nào cũng yêu thích. Kỳ lạ thay, những chiếc bánh ra lò đều thơm phức và được lòng người ăn. Hằng Nga vui vẻ trở về trời nhưng Cuội vì lưu luyến mà nắm lấy tay nàng. Sức mạnh của nàng tiên đã kéo cả Cuội và gốc đa đầu làng lên tận cung trăng và trở thành sự tích lưu truyền đến ngày nay.
Một số hoạt động truyền thống Tết Trung Thu hàng năm
Ngày Tết Trung Thu dù được hiện đại hóa với nhiều điểm khác biệt so với ngày xưa nhưng vẫn không thể nào thiếu các hoạt động truyền thống như:
Vui rước đèn trung thu thiếu nhi
Mỗi dịp trung thu, các bạn thiếu nhi lại được ông bà, bố mẹ chuẩn bị cho những chiếc đèn lồng, đèn ông sao để vui chơi cùng bạn bè. Tiếng hát “Tết trung thu rước đèn đi chơi..” đã trở thành tuổi thơ của bao thế hệ trẻ ngày nay. Lời ca đã phần nào thể hiện sự háo hức, nô nức và vui vẻ của các bạn trẻ trong ngày lễ này.
Hoạt động múa lân
Một hoạt động truyền thống không thể bỏ qua trong ngày lễ Trung thu Việt Nam đó là múa lân. Sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển của các đoàn múa trên sân đình, sân trường là biểu tượng của sự hy vọng về may mắn, thịnh vượng trong năm mới của người dân Việt Nam.
Hoạt động mâm cỗ trung thu
Mâm cỗ ngày Tết Trung Thu thường được trang trí bởi con chó làm từ tép bưởi và mắt đậu đen. Xung quanh là các loại bánh nướng, bánh dẻo và các loại hoa quả như chuối, cốm, na hồng, thị, bưởi,… Khi trăng lên, mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị ngày lễ đoàn viên này.
Làm bánh trung thu cổ truyền
Dường như phong vị ngày Tết Trung Thu được gói gọn trong từng chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. Bánh sử dụng các nguyên liệu đơn giản như đậu xanh, hạt sen, mứt dừa, mứt bí, lạp xưởng,… hòa quyện với nhau để tạo nên hình dáng đẹp mắt, không chỉ ngon miệng mà còn gửi gắm sự xum vầy, mong cầu một cuộc sống mặn mà no đủ như chiếc bánh. Hiện nay, bánh trung thu được hiện đại hóa với đa dạng hình dáng, màu sắc, vị nhân, nhưng phong tục làm bánh tại gia vẫn được nhiều gia đình lưu giữ cho đến ngày nay.
Đây là những thông tin cơ bản về ngày Tết Trung Thu truyền thống của Việt Nam mà New88 Media muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chúc bạn có ngày lễ đoàn viên ấm áp, hạnh phúc và vui vẻ bên những người mình yêu thương.